Tìm Hiểu Chi Tiết Về Công Nghệ In Chuyển Nhiệt Hiện Nay
Thứ sáu - 16/08/2019 13:58
Công nghệ in chuyển nhiệt là gì, in chuyển nhiệt có thể in trên chất liệu gì, in chuyển nhiệt thế nào dưới đây là tất cả kiến thức về in chuyển nhiệt
Khoa học kĩ thuật ngày nay càng phát triển, kéo theo đó các công nghệ mới liên tục ra đời để phục vụ tốt hơn cho các ngành sản xuất, ngành in ấn lên vải cũng vậy. Trước đây, chúng ta nghe nhiều đến các khái niệm in sơn, in lụa, in lưới, in thủ công … lên vải. Gần đây, công nghệ in chuyển nhiệt lên vải được nhắc đến rất nhiều. Vậy in chuyển nhiệt có gì giống và khác so với những công nghệ in khác? Cùng làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây nhá.
Công nghệ in chuyển nhiệt là gì?
Công nghệ in chuyển nhiệt là công nghệ sử dụng một loại mực in đặc biệt ( Mực in chuyển nhiệt) In lên giấy in chuyên dụng (Giấy in chuyển nhiệt hay còn gọi là giấy thuốc). Sau đó sử dụng một thiết bị ép chuyển nhiệt (gồm có: máy ép nhiệt trên ly, máy ép nhiệt trên dĩa, máy ép nhiệt trên mặt phẳng,…) để giúp chuyển những hình ảnh từ giấy in chuyên dụng được in ra từ máy in bám chặt vào vật liệu cần in.
Công nghệ in chuyển nhiệt được ứng dụng khá phổ biến, nhiều nhất trong các ngành in ấn quảng cáo, tạo mẫu trong các công ty may mặc, các công ty in quà tặng. In hình ảnh, logo lên ly sứ, dĩa sứ, in áo thun, in lên pha lê, in lên thủy tinh, in lên gạch men, gỗ, ……
Các vật tư cần thiết trong công nghệ in chuyển nhiệt
1.Máy in chuyển nhiệt:
Đây là thiết bị không thể thiếu, là loại máy in thông thường nhưng được lắp đặt hệ thống mực in chuyển nhiệt. Có thể sử dụng máy in Epson.
– Dòng máy in khổ A4:
+ Máy in epson T50
+ Máy in Epson T60 + Máy in Epson R230x
– Dòng máy in Epson A3:
+ Máy in Epson 1390
+ Máy in Epson 1400
2.Máy ép nhiệt:
Tuỳ từng sản phẩm khác nhau mà chúng ta có máy ép nhiệt khác nhau. Ví dụ: Máy ép nhiệt phẳng, đây là loại máy ép sử dụng cho các chất liệu có dạng phẳng, hoặc dễ dàng đưa về dạng phẳng. Một số sản phẩm điển hình như, vải, kính, bề mặt kim loại… Ngoài ra còn có máy ép ly, máy ép chi tiết máy…
3.Giấy in chuyển nhiệt:
Giấy in chuyển nhiệt là loại giấy có bề mặt được phủ lớp thuốc in chuyển nhiệt để hình ảnh có thể chuyển tải từ giấy sang vật phẩm cần in chuyển nhiệt thông qua máy ép nhiệt phẳng.
Tùy vào mục đích sử dụng để lựa chọn từng loại giấy phù hợp.
Giấy in chuyển nhiệt thường: Đây là loại được sử dụng phổ biến nhất (còn gọi với cái tên giấy in màu). Nó được sử dụng khi in áo màu sáng, gạch men, đồ dùng bằng sứ, pha lê…
Giấy in nhiệt đậm: Đây là loại chuyên sử dụng để in các loại áo tối màu như đen, xanh đậm…
Giấy in chuyển nhiệt Sublimation: Đây là loại giấy cao cấp hơn so với loại giấy nhiệt thường. Khi nhi có sẽ cho màu sắc đẹp và trung thực hơn. Hơn nữa, nó còn có thể in trên các loại áo 60% cotton.
Giấy in chuyển nhiệt Jetpro: Loại này là loại giấy cao cấp hơn so với giấy in nhiệt đậm. Một điều khiến nó thuộc vào phân dòng cao cấp hơn, đó chính là khi in có lớp cao su, giúp không bị bong hoặc bay màu.
giay-in-chuyen-nhiet-ao-toi-mau
4.Máy cắt, và băng keo nhiệt
Là các thiết bị sử dụng để cắt giấy in nhiệt, và cố định giấy in chuyển nhiệt lên các bề mặt vật liệu khác.
Ưu nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt
Công nghệ in chuyển nhiệt có rất nhiều những ưu điểm so với các công nghệ in khác. Vì vậy chúng đang là một trong những công nghệ in được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
1.Ưu điểm của công nghệ in chuyển nhiệt
Chi phí đầu tư ban đầu thấp.
Giá thành nguyên vật liệu vào không quá cao.
Kỹ thuật in đơn giản, dễ thực hiện.
Số lượng nhân công vận hàng thấp, khâu chuẩn bị không quá cầu kì
Hình ảnh sắc nét, chất lượngng cao, bền màu…..
Nhờ tính dễ sử dụng, cũng như đặc tính riêng biệt của công nghệ in truyền nhiệt mà nó được áp dụng vô cùng rộng rãi. Đặc biệt là đối với in vải, in áo thun, in cốc, in tranh kính….
2.Nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt
Hiện tại chỉ áp dụng cho các sản phẩm thông thường: Ly sứ (chỉ có 1 khuôn cho 1 cỡ ly), áo (phải là áo trắng), gạch men(phải có hóa chất phủ)…….
Ứng dụng phổ biến nhất của in truyền nhiệt là in áo. Tuy nhiên không phải chất liệu nào cũng bám dính tốt. Vì vậy cần có những chất liệu vải riêng để có thể ứng dụng được công nghệ này.
Một số công nghệ in chuyển nhiệt phổ biến
1.In chuyển nhiệt lên áo thun sáng màu
Yêu cầu cần có:
Giấy in chuyển nhiệt, Máy in chuyển nhiệt, Máy ép nhiệt phẳng, Áo thun sáng màu.
Cách bước thực hiện:
Bước 1: Dùng máy in chuyển nhiệt in file hình ảnh đã thiết kế ra tờ giấy in chuyển nhiệt (in ngược file).
Bước 2: Khởi động máy ép nhiệt phẳng, sau đó cài đặt nhiệt độ và thời gian phù hợp với chất liệu của sản phẩm cần ép.
Bước 3: Khi máy ép nhiệt đạt đến nhiệt độ cần ép thì cho phôi áo đặt lên mâm dưới máy ép nhiệt ngay thẳng, úp file hình trên giấy in chuyển nhiệt lên áo vào vị trí ta cần in.
Bước 4: Ép chặt mâm trên máy ép nhiệt xuống, lúc đó thời gian của đồng hồ máy ép nhiệt phẳng sẽ chạy lùi dần về số 0.
Bước 5: Khi đủ thời gian ép, máy sẽ phát tín hiệu, chúng ta mở mâm trên máy ép và lấy sản phẩm đã hoàn thiện ra ngoài.
2.In chuyển nhiệt lên ly sứ
Yêu cầu cần có:
Giấy in chuyển nhiệt, Máy in chuyển nhiệt, Máy ép ly sứ, Ly sứ in chuyển nhiệt, Băng keo nhiệt.
Cách bước thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên bạn dùng máy in nhiệt in file thiết kế ra giấy in chuyển nhiệt. Lưu ý bạn cần in ngược file
Bước 2: Sử dụng kéo hoặc máy cắt, cắt giấy in nhiệt sao cho phù hợp với ly cần ép.
Bước 3: Sử dụng máy ép ly đặt ở nhiệt độ phù hợp. Sau khi đủ nhiệt máy sẽ báo.
Bước 4: Sử dụng băng keo nhiệt dán giấy in chuyển nhiệt lên bề mặt cốc.
Bước 5: Đặt cốc của bạn vào khuôn máy ép, sau đó gạt cần ép xuống sao cho chặt khít với ly.
Bước 6: Sau khi đủ thời gian bạn có thể lấy sản phẩm của bạn ra ngoài
3.In chuyển nhiệt lên áo tối màu
Yêu cầu cần có:
Máy tính, Giấy in chuyển nhiệt Jetpro, Máy in chuyển nhiệt, Máy cắt Decal, Máy ép nhiệt, decal chuyển nhiệt
Cách bước thực hiện:
Bước 1: Dùng máy in chuyển nhiệt in file hình ảnh đã thiết kế ra giấy in chuyển nhiệt 3g Jet – Opaque (không in ngược file).
Bước 2: Dùng máy cắt Decal cắt hình ảnh giấy in chuyển nhiệt Jetpro theo file thiết kế trên máy tính.
Bước 3: Khởi động máy ép nhiệt phẳng, sau đó cài đặt nhiệt độ và thời gian phù hợp.
Bước 4: Ép chặt mâm trên máy ép nhiệt xuống, lúc đó thời gian của đồng hồ máy ép nhiệt phẳng sẽ chạy lùi dần về số 0.
Bước 5: Khi đủ thời gian ép, máy sẽ phát tín hiệu, chúng ta mở mâm trên máy ép và lấy sản phẩm đã hoàn thiện ra ngoài.
Bạn cần tư vấn in éo chuyển nhiệt trên áo thun hay áo phông tối mầu hoặc sáng mầu
Liên hệ
Hà Nội 0969 09 86 93 - HCM 0962 39 88 33