Mực in dầu: Các loại mực được điều chế từ dầu mỏ. Đặc điểm của các loại này là mùi hôi, Để pha loãng và lau bản người ta phải dùng dung môi gốc dầu.
Mực in nước: Các loại mực được điều chế không từ dầu mỏ. Đặc điểm của các loại mực này là mùi nhẹ, Pha loãng và lau mực bằng nước.
Mực in có tên là Plastisol: Mực được điều chế từ gốc dầu nhưng mùi nhẹ như mực gốc nước, đồng thời và có độ mềm dai do tính chất của thành phần Polymer. Mực này phải sấy bằng máy sấy hồng ngoại thì mực mới chín. Plastisol không phải là một gốc như dầu và nước nhưng là một dòng mực và thường được nói đến như một gốc mực.
Ba dòng mực trên sẽ dựa vào chất liệu vải phù hợp mà in như sau:
1.1
Mực in trên vải cotton, polyester
Cotton, Polyester, TC là các chất liệu vải sử dụng nhiều và cũng dễ in nhất. Các loại mực in vải trên thị trường đều có thể in trên các chất liệu này. Ngày nay người ta thường dùng các loại vải gốc nước thường được gọi là bóng dẻo và hàng nước để in. Bạn có thể mua các loại mực này ở bất kỳ đâu chỉ cần nói với họ là bán cho: Bóng Dẻo hoặc chướng và chất cầm màu. Nguồn gốc xuất xứ của các loại mực này cũng phong phú như: Nhật, Mỹ, Ấn Độ, Malaysia,… nhưng mua rẻ và dễ kiếm nhất là các loại mực xuất xứ từ công xưởng của thế giới: Trung Quốc.
Nếu bạn muốn những yêu cầu về an toàn hay bảo đảm khi in thì nên mua các loại mực in lụa Furukawa TS2 Extender hoặc ColorLab Extender 9904 để in thấm vào nền vải. Bạn cũng sẽ thỏa mãn khi dùng 9900 Separation Color Extender để in chồng màu nổi sắc đẹp. Nếu muốn in Bóng Dẻo cao cấp thì mua mực in vải Furukawa Rubber Pasta MR hoặc RB white cùng với RB Clear để in trên các loại vải cotton và Polyester.
Nếu bạn muốn in cao cấp trên các chất liệu cotton với độ bóng hơn và trắng hơn thì nên chọn lựa các loại mực ColorLab HQ white và HQ Clear, nếu muốn vừa trắng vừa hỗ trợ in cao bản thì nên mua High White 3D, High Clear 3D.
Bóng Dẻo In trên Cotton, Polyester…
1.2
Mực in trên vải Nylon
Đây là loại vải khó bám nên trước đây người ta thường phải dùng mực in gốc dầu cho các loại vải này. Tuy nhiên mực gốc dầu thường đi với dung môi nặng mùi hại sức khỏe người tiêu dùng và người thợ, giá thành lại cao nên ngày nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại mực in gốc nước được người ta gọi thân thương là bóng dẻo nylon và có nhiều loại rất tốt như Nylon White, Nylon Transparent xuất xứ từ Nhật bản hang mực in lụa Furukawa hay từ thương hiệu của Mỹ tên ColorLab.
1.3
Mực in trên vải Jean
Jean là loại vải dễ in nhưng có đặc điểm là các nhà tạo mẫu đòi hỏi phải wash nên thường cái mà người ta gọi là bóng dẻo Jean là loại thích hợp nhất với loại vải này. Loại Dẻo Jean có tên gọi là Jean Wash khác với Dẻo thường là có độ bám cao hơn và tốt nhất khi đi với chất tăng bám DI Jean Catalyst nhằm hỗ trợ giặt và bào. Chất tăng bám này sẽ làm cho dẻo Jean có độ đóng cứng rắn bề mặt giống như mực dầu.
Các nhà tạo mẫu cũng hay đòi hỏi loại mực in tẩy (discharge) để tẩy màu gốc đồ Jean thành hình in. Khi có yêu cầu như trên ta nên dùng mực Jean Discharge. Đây là loại mực 2 thành phần bao gồm mực và bột tẩy. Khi mua discharge bạn hãy nhớ là luôn có 2 thành phần này kẻo thiếu một thành phần thì sẽ không in được gây lãng phí và hiểu lầm tội nghiệp người bán mực.
1.4 Mực in trên vải bố
Vải bố thường hay sử dụng làm ba lô túi xách. Đây cũng là một loại vải khó bám, trước đây người ta hay in bằng mực dầu nhưng nay mực nước đã điều chế in trên vải bố. Bạn có thể chọn các loại mực gốc nước như SHB, School Bag ink in trên vải bố. Các loại mực này còn có ưu điểm so với mực dầu là cho bề mặt lì đẹp và có thể in hình CMYK trên đó. Tuy nhiên bạn nên kiểm tra độ bám kỹ lưỡng trước khi quyết định in.
1.5 Mực in trên vải áo gió tráng nhựa
Các loại vải áo gió tráng nhựa và dây duy băng thường là các loại vải rất khó bám. Đặc tính của các loại vải này là sợi nylon quá mịn, mực khó bám do thành phần sợi nylon khó để các loại mực bám dính. Đặc biệt loại vải nylon mịn có tráng 1 lớp nhựa hay các loại vải áo gió của Hàn Quốc chống lạnh là những loại vải khó in nhất hiện nay.
Với loại vải này bạn đừng tốn công mua mực nước vì đến thời điểm hiện tại là cuối năm 2013 thì ở Việt Nam chưa có loại mực nước nào bám trên các loại vải này. Mực Plastisol cũng không, chỉ có một số loại mực dầu là có thể bám.
1.6 Tương tác giữa các loại mực in vải khi so sánh về chất liệu.
Mực in trên vải
Đối với dòng mực nước thì độ bám dính là chỉ số quan trọng nhất. Trong các loại nêu trên thì loại mực in trên nilon được coi là có độ bám dính tốt nhất. Vậy nên mực in trên Nilon có thể in trên các loại vải khác dễ hơn, bạn nên thử nghiệm để có kết quả tốt nhất.
Đối với mực dầu thì vấn đề về bám dính không quan trọng bằng vấn đề về mùi và giá cả.
Như vậy không phải loại vải nào cũng chọn một loại mực và mực in vải cũng đa dạng vô cùng được điều chế dựa trên nhu cầu in và các chất liệu cần in. Khi chọn mực in vải thì chất liệu vải cần in là một yếu tố rất quan trọng.